Monday, December 13, 2010

Click to play this Smilebox greeting
Create your own greeting - Powered by Smilebox
Create your own greeting card


Merry Christmas and Happy New Year

Friday, November 19, 2010

SUOI NGUON TUOI TRE VIDEO

Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng



Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng
Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ".





Một góc Tây Tạng.

Bí quyết 2.500 năm

Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder.

Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả và đại tá Bradford, một cựu quân nhân người Anh gần 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, đi lại phải chống gậy.

Vị sĩ quan này kể cho Peter Kelder về ý định đến Ấn Độ tìm một tu viện bí ẩn, nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó trong dãy Hymalaya. Theo những câu chuyện truyền tụng của dân du mục, 2.500 năm trước, các Lạt ma ở đây đã tìm ra Suối nguồn tươi trẻ, một bí quyết hồi xuân kỳ diệu.

Cuộc gặp thứ hai diễn ra sau đó 4 năm, khi đại tá Bradford trở về sau chuyến phiêu lưu.

Không còn dấu vết gì của ông lão già nua, mệt mỏi khi trước. Thay vào đó là một người đàn ông trung niên nhanh nhẹn, thần sắc hồng hào, lưng thẳng, mái tóc dày chỉ điểm vài sợi bạc. Suối nguồn tươi trẻ không phải là đồn đại mà hoàn toàn có thật.

Và ngạc nhiên thay, bí quyết màu nhiệm này lại vô cùng đơn giản, chỉ là một bài tập gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Trong những ấn phẩm được xuất bản sau này dựa trên cuốn sách của Peter Kelder, người ta cho rằng, 7 trung tâm năng lượng mà các Lạt ma nhắc đến chính là 7 luân xa theo quan niệm của y lý học cổ truyền phương Đông. Liên hệ với y học hiện đại phương Tây, các luân xa được một số nhà nghiên cứu coi là đối chứng siêu hình của các tuyến nội tiết, với vị trí và vai trò tương đương.

Cũng theo quan điểm phương Tây, hoạt động của các tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí là chi phối quá trình lão hóa.

Từ sau tuổi 30, hệ nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hormon giảm dần, tác động trực tiếp lên tinh thần và thể chất, gây ra 12 nhóm triệu chứng rối loạn và các bệnh của người già như da nhăn, tóc bạc, mất ngủ, loãng xương...

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khôi phục sự cân bằng nội tiết có thể làm chậm quá trình lão hóa, trả lại cho cơ thể nhiều trạng thái của tuổi thanh xuân. Như vậy, tư tưởng chủ đạo của 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ xuất phát từ phương Đông cũng phù hợp với tinh thần của các nghiên cứu khoa học phương Tây.

70 trẻ lại thành 40?

Trong cuốn "Con mắt khải huyền", 5 thức tập của các Lạt ma đã giúp đại tá Bradford trẻ lại đến mức những người mới biết ông sau chuyến viễn du đến Tây Tạng đều nghĩ rằng vị sỹ quan này chỉ khoảng 40, trong khi tuổi thực của ông lúc đó đã là 73.

Qua lời kể của đại tá Bradford, người ta còn biết rằng, khi ở tu viện, ông đã gặp một người phương Tây cũng học Suối nguồn tươi trẻ. Người này đã ngoài 50, nhưng ngoại hình chỉ khoảng 35 và phong thái thì trẻ trung như một thanh niên mới 25 tuổi.

Hiệu quả hồi xuân của Suối nguồn tươi trẻ còn được khẳng định qua nhiều phản hồi từ người tập. Có người cho biết, họ trông trẻ ra đến cả chục tuổi chỉ sau hơn 1 năm tập ,Suối nguồn tươi trẻ. Người khác tiết lộ, nhờ 5 thức tập mà mái tóc của họ mọc dày đen trở lại khi đã ở lứa tuổi ngoài 70.

Trên các diễn đàn sức khỏe, không khó để tìm thấy những lời ca ngợi tác dụng kỳ diệu của Suối nguồn tươi trẻ như sáng mắt, đẹp da, cải thiện trí nhớ, bệnh tật thuyên giảm.

Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, hiệu quả của 5 thức tập đã được đề cao quá mức. Carolinda Witt, một chuyên gia nổi tiếng về Suối nguồn tươi trẻ tại Australia cho biết, trong hàng trăm học viên mà bà đã trực tiếp giảng dạy, chỉ duy nhất một người "nghĩ rằng" tóc mình đen trở lại sau khi tập 5 thức này. Không ai nhờ Suối nguồn tươi trẻ mà trẻ lại 20 - 30 tuổi. Các nếp nhăn cũng không vì thế mà biến mất.

Theo kinh nghiệm cá nhân của Carolinda Witt, những lợi ích thực tế của Suối nguồn tươi trẻ bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân; cải thiện sinh hoạt vợ chồng. Tuy không đến mức thần diệu, song những kết quả này cũng là rất ấn tượng đối với một bài tập mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện chỉ trong 10 phút mỗi ngày.

Bí ẩn và kỳ lạ

Khi "Con mắt khải huyền" được xuất bản, Peter Kelder là một tác giả hoàn toàn vô danh cả trong giới nghiên cứu lẫn giới văn chương. Và cho đến nay, người ta vẫn hầu như không biết gì về ông.

Bức màn bí ẩn cũng bao phủ thân phận của đại tá Bradford, người được coi là có công đưa Suối nguồn tươi trẻ đến với thế giới hiện đại. Mặc dù Peter Kelder luôn khẳng định nhân vật này có thật, song nhiều người đã từng đọc tác phẩm của ông cho rằng, vị sĩ quan có thể chỉ là hư cấu, được tạo ra để tăng tính khách quan, cũng như sự ly kỳ, hấp dẫn của câu chuyện.

Nguồn gốc của 5 thức tập cũng là điều gây tranh cãi. Suối nguồn tươi trẻ chưa từng được các Lạt ma Tây Tạng công nhận là bí quyết mà các vị tổ sư của họ sáng tạo ra. Người ta cũng chưa tìm thấy tu viện đã truyền dạy Suối nguồn tươi trẻ cho đại tá Bradford. Thông tin trong cuốn sách của Peter Kelder quá sơ sài.

Hơn nữa, qua thăng trầm lịch sử, nhiều tu viện Phật giáo Tây Tạng đã trở thành hoang phế, nên việc tìm kiếm nơi phát tích của bí quyết hồi xuân này càng khó khăn, thậm chí là không thể.

Lưu ý trước khi bắt đầu luyện tập 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ

Có một số điểm khác biệt nhỏ giữa 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ được giới thiệu trong sách của các nhà xuất bản khác nhau.

Các hướng dẫn dưới đây được trích nguyên văn từ cuốn "Con mắt khải huyền" xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939.

1. Thức thứ nhất

Đứng thẳng, 2 tay dang ngang bằng vai. Sau đó xoay tròn theo chiều từ trái sang phải cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt.





Lưu ý: Khi mới tập, hầu hết mọi người chỉ xoay được nhiều nhất khoảng 6 lần là cảm thấy chóng mặt. Khi đó, nên ngừng tập, nằm hoặc ngồi nghỉ để cơn chóng mặt qua đi.

Không nên cố gắng quá sức, vì ngay cả những người thể lực tốt và người thường xuyên tập yoga cũng có thể phải mất đến 6 tháng mới xoay được đủ 21 lần.






Một số mẹo giảm chóng mặt, buồn nôn:

- Trước khi tập, không nên ăn no hoặc dùng đồ uống có cồn. Nên uống một chút nước nóng có thả một lát gừng tươi hoặc một chén trà bạc hà.

- Sau khi tập, nếu thấy chóng mặt nhiều có thể dùng ngón cái bấm huyệt Nội quan trong khoảng 1-2 phút. Huyệt này nằm ở trên nếp gấp khớp cổ tay 2 đốt ngón tay, trong khe giữa gân của 2 cơ nổi rõ khi gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong.

2. Thức thứ hai

Nằm ngửa, thẳng người trên sàn, 2 tay đặt xuôi theo thân mình, lòng bàn úp, ngón tay chụm lại, đầu các ngón tay của 2 bàn tay hơi hướng vào nhau.






Nâng đầu lên, đồng thời nhấc 2 chân lên cho đến khi tạo thành đường thẳng đứng. Nếu có thể, hãy vươn 2 chân về phía đầu, nhưng vẫn phải giữ 2 đầu gối thẳng.





Sau đó từ từ thả đầu và 2 chân xuống sàn, nghỉ một chút cho các cơ bắp được thư giãn rồi lặp lại thức này.

Lưu ý: Trong một số sách về Suối nguồn tươi trẻ được biên tập lại và tái bản sau này, người tập được khuyên nên hít vào thật sâu khi nhấc đầu và 2 chân lên, sau đó thở ra toàn bộ khi hạ đầu và chân xuống.

3. Thức thứ ba

Quỳ trên sàn, thân mình thẳng, hai tay buông xuôi, bàn tay đặt vào sau đùi. Ngả đầu và cổ về phía trước càng xa càng tốt, đồng thời đầu cúi xuống sao cho cằm tựa trên ngực.





Tiếp đó, ngửa ra phía sau càng xa càng tốt, đầu ngả xuống thật thấp. Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại thức này.





Lưu ý: Trong một số tài liệu, người tập được khuyên nên hít vào thật sâu khi ngửa ra sau và thở ra khi trở về tư thế thẳng người.

Những người bị bệnh về xương khớp không nên cố gắng quá mức khi thực hiện động tác ngửa về sau. Nếu thấy chóng mặt do thiếu oxy não khi động mạch đốt sống bị chèn ép thì không nên ngả đầu quá thấp về phía sau.

4. Thức thứ tư

Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng về phía trước, bàn chân cách nhau khoảng 20cm; 2 tay xuôi theo thân mình, lòng bàn tay úp trên sàn, cạnh mông; đầu hơi cúi sao cho cằm ngã trên ngực.









Tiếp đó, ngã đầu ra sau càng xa càng tốt, rồi nâng thân mình lên trong khi đầu gối gập lại sao cho 2 cẳng chân từ đầu gối trở xuống thẳng đứng, 2 cánh tay cũng thẳng đứng, còn phần thân từ vai đến đầu gối nằm ngang, song song với sàn nhà. Trở về tư thế ngồi và thư giãn một chút trước khi lặp lại các động tác của thức này.







Lưu ý: Trong một số tài liệu, người tập được khuyên nên hít sâu khi nâng người lên và thở ra khi hạ người xuống.

5. Thức thứ năm

Chống 2 tay xuống sàn, bàn tay cách nhau khoảng 60cm, khom người, duỗi 2 chân về phía sau, bàn chân cũng cách nhau 60cm. Đẩy thân mình, đặc biệt là phần hông lên cao nhất có thể, tạo thành hình chữ V úp ngược, trọng lượng cơ thể dồn lên bàn tay và các ngón chân.

Đầu hơi cúi để cằm tựa lên ngực. Sau đó, cong cột sống, hạ thấp thân mình sao cho cơ thể võng xuống. Đồng thời ngóc đầu lên, để nó ngả ra sau càng xa càng tốt. Tiếp tục đẩy hông lên cao để lặp lại thức này.







Lưu ý: Trong một số tài liệu, thức này được hướng dẫn theo trình tự ngược lại. Đầu tiên, chống tay, cong cột sống để cơ thể võng xuống. Sau đó mới nâng hông lên cao để tạo thành chữ V ngược.

Để đạt hiệu quả, nên tập đều đặn, mỗi ngày 21 lần cho một thức. Khi mới bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất, chỉ nên tập mỗi thức 3 lần trong một ngày. Sau đó, cứ mỗi tuần tiếp theo tăng thêm 2 lần tập cho một thức.

Cứ như vậy cho đến tuần thứ 10, bạn sẽ tập đủ 21 lần mỗi thức trong một ngày. Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ chỉ mất 10 phút mỗi ngày cho cả 5 thức. Khi thư giãn giữa các thức, nên đứng thẳng, tay chống vào hông và thở sâu 1, 2 nhịp.

Sau khi tập, nên lau người bằng khăn ẩm, sau đó lau lại bằng khăn khô. Cũng có thể tắm bằng nước mát hoặc nước ấm. Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh hoặc lau bằng khăn lạnh, vì như vậy bài tập sẽ mất tác dụng.

Bất chấp mọi mơ hồ, hoài nghi và tranh cãi, bất chấp việc chưa từng được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học, 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ vẫn cho thấy một sức thu hút đặc biệt. Cuốn sách của Peter Kelder được chính tác giả tái bản một lần vào năm 1946.

Từ đó cho đến nay, nó đã được một số nhà xuất bản biên soạn lại và tái bản nhiều lần dưới những tên gọi khác nhau. Trong 70 năm qua, hàng triệu bản sách bằng gần 40 ngôn ngữ đã mang 5 thức tập đi khắp thế giới.

Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng (duplicate)



Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng
Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ".





Một góc Tây Tạng.

Bí quyết 2.500 năm

Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder.

Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả và đại tá Bradford, một cựu quân nhân người Anh gần 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, đi lại phải chống gậy.

Vị sĩ quan này kể cho Peter Kelder về ý định đến Ấn Độ tìm một tu viện bí ẩn, nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó trong dãy Hymalaya. Theo những câu chuyện truyền tụng của dân du mục, 2.500 năm trước, các Lạt ma ở đây đã tìm ra Suối nguồn tươi trẻ, một bí quyết hồi xuân kỳ diệu.

Cuộc gặp thứ hai diễn ra sau đó 4 năm, khi đại tá Bradford trở về sau chuyến phiêu lưu.

Không còn dấu vết gì của ông lão già nua, mệt mỏi khi trước. Thay vào đó là một người đàn ông trung niên nhanh nhẹn, thần sắc hồng hào, lưng thẳng, mái tóc dày chỉ điểm vài sợi bạc. Suối nguồn tươi trẻ không phải là đồn đại mà hoàn toàn có thật.

Và ngạc nhiên thay, bí quyết màu nhiệm này lại vô cùng đơn giản, chỉ là một bài tập gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Trong những ấn phẩm được xuất bản sau này dựa trên cuốn sách của Peter Kelder, người ta cho rằng, 7 trung tâm năng lượng mà các Lạt ma nhắc đến chính là 7 luân xa theo quan niệm của y lý học cổ truyền phương Đông. Liên hệ với y học hiện đại phương Tây, các luân xa được một số nhà nghiên cứu coi là đối chứng siêu hình của các tuyến nội tiết, với vị trí và vai trò tương đương.

Cũng theo quan điểm phương Tây, hoạt động của các tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí là chi phối quá trình lão hóa.

Từ sau tuổi 30, hệ nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hormon giảm dần, tác động trực tiếp lên tinh thần và thể chất, gây ra 12 nhóm triệu chứng rối loạn và các bệnh của người già như da nhăn, tóc bạc, mất ngủ, loãng xương...

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khôi phục sự cân bằng nội tiết có thể làm chậm quá trình lão hóa, trả lại cho cơ thể nhiều trạng thái của tuổi thanh xuân. Như vậy, tư tưởng chủ đạo của 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ xuất phát từ phương Đông cũng phù hợp với tinh thần của các nghiên cứu khoa học phương Tây.

70 trẻ lại thành 40?

Trong cuốn "Con mắt khải huyền", 5 thức tập của các Lạt ma đã giúp đại tá Bradford trẻ lại đến mức những người mới biết ông sau chuyến viễn du đến Tây Tạng đều nghĩ rằng vị sỹ quan này chỉ khoảng 40, trong khi tuổi thực của ông lúc đó đã là 73.

Qua lời kể của đại tá Bradford, người ta còn biết rằng, khi ở tu viện, ông đã gặp một người phương Tây cũng học Suối nguồn tươi trẻ. Người này đã ngoài 50, nhưng ngoại hình chỉ khoảng 35 và phong thái thì trẻ trung như một thanh niên mới 25 tuổi.

Hiệu quả hồi xuân của Suối nguồn tươi trẻ còn được khẳng định qua nhiều phản hồi từ người tập. Có người cho biết, họ trông trẻ ra đến cả chục tuổi chỉ sau hơn 1 năm tập ,Suối nguồn tươi trẻ. Người khác tiết lộ, nhờ 5 thức tập mà mái tóc của họ mọc dày đen trở lại khi đã ở lứa tuổi ngoài 70.

Trên các diễn đàn sức khỏe, không khó để tìm thấy những lời ca ngợi tác dụng kỳ diệu của Suối nguồn tươi trẻ như sáng mắt, đẹp da, cải thiện trí nhớ, bệnh tật thuyên giảm.

Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, hiệu quả của 5 thức tập đã được đề cao quá mức. Carolinda Witt, một chuyên gia nổi tiếng về Suối nguồn tươi trẻ tại Australia cho biết, trong hàng trăm học viên mà bà đã trực tiếp giảng dạy, chỉ duy nhất một người "nghĩ rằng" tóc mình đen trở lại sau khi tập 5 thức này. Không ai nhờ Suối nguồn tươi trẻ mà trẻ lại 20 - 30 tuổi. Các nếp nhăn cũng không vì thế mà biến mất.

Theo kinh nghiệm cá nhân của Carolinda Witt, những lợi ích thực tế của Suối nguồn tươi trẻ bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân; cải thiện sinh hoạt vợ chồng. Tuy không đến mức thần diệu, song những kết quả này cũng là rất ấn tượng đối với một bài tập mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện chỉ trong 10 phút mỗi ngày.

Bí ẩn và kỳ lạ

Khi "Con mắt khải huyền" được xuất bản, Peter Kelder là một tác giả hoàn toàn vô danh cả trong giới nghiên cứu lẫn giới văn chương. Và cho đến nay, người ta vẫn hầu như không biết gì về ông.

Bức màn bí ẩn cũng bao phủ thân phận của đại tá Bradford, người được coi là có công đưa Suối nguồn tươi trẻ đến với thế giới hiện đại. Mặc dù Peter Kelder luôn khẳng định nhân vật này có thật, song nhiều người đã từng đọc tác phẩm của ông cho rằng, vị sĩ quan có thể chỉ là hư cấu, được tạo ra để tăng tính khách quan, cũng như sự ly kỳ, hấp dẫn của câu chuyện.

Nguồn gốc của 5 thức tập cũng là điều gây tranh cãi. Suối nguồn tươi trẻ chưa từng được các Lạt ma Tây Tạng công nhận là bí quyết mà các vị tổ sư của họ sáng tạo ra. Người ta cũng chưa tìm thấy tu viện đã truyền dạy Suối nguồn tươi trẻ cho đại tá Bradford. Thông tin trong cuốn sách của Peter Kelder quá sơ sài.

Hơn nữa, qua thăng trầm lịch sử, nhiều tu viện Phật giáo Tây Tạng đã trở thành hoang phế, nên việc tìm kiếm nơi phát tích của bí quyết hồi xuân này càng khó khăn, thậm chí là không thể.

Lưu ý trước khi bắt đầu luyện tập 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ

Có một số điểm khác biệt nhỏ giữa 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ được giới thiệu trong sách của các nhà xuất bản khác nhau.

Các hướng dẫn dưới đây được trích nguyên văn từ cuốn "Con mắt khải huyền" xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939.

1. Thức thứ nhất

Đứng thẳng, 2 tay dang ngang bằng vai. Sau đó xoay tròn theo chiều từ trái sang phải cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt.





Lưu ý: Khi mới tập, hầu hết mọi người chỉ xoay được nhiều nhất khoảng 6 lần là cảm thấy chóng mặt. Khi đó, nên ngừng tập, nằm hoặc ngồi nghỉ để cơn chóng mặt qua đi.

Không nên cố gắng quá sức, vì ngay cả những người thể lực tốt và người thường xuyên tập yoga cũng có thể phải mất đến 6 tháng mới xoay được đủ 21 lần.






Một số mẹo giảm chóng mặt, buồn nôn:

- Trước khi tập, không nên ăn no hoặc dùng đồ uống có cồn. Nên uống một chút nước nóng có thả một lát gừng tươi hoặc một chén trà bạc hà.

- Sau khi tập, nếu thấy chóng mặt nhiều có thể dùng ngón cái bấm huyệt Nội quan trong khoảng 1-2 phút. Huyệt này nằm ở trên nếp gấp khớp cổ tay 2 đốt ngón tay, trong khe giữa gân của 2 cơ nổi rõ khi gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong.

2. Thức thứ hai

Nằm ngửa, thẳng người trên sàn, 2 tay đặt xuôi theo thân mình, lòng bàn úp, ngón tay chụm lại, đầu các ngón tay của 2 bàn tay hơi hướng vào nhau.






Nâng đầu lên, đồng thời nhấc 2 chân lên cho đến khi tạo thành đường thẳng đứng. Nếu có thể, hãy vươn 2 chân về phía đầu, nhưng vẫn phải giữ 2 đầu gối thẳng.





Sau đó từ từ thả đầu và 2 chân xuống sàn, nghỉ một chút cho các cơ bắp được thư giãn rồi lặp lại thức này.

Lưu ý: Trong một số sách về Suối nguồn tươi trẻ được biên tập lại và tái bản sau này, người tập được khuyên nên hít vào thật sâu khi nhấc đầu và 2 chân lên, sau đó thở ra toàn bộ khi hạ đầu và chân xuống.

3. Thức thứ ba

Quỳ trên sàn, thân mình thẳng, hai tay buông xuôi, bàn tay đặt vào sau đùi. Ngả đầu và cổ về phía trước càng xa càng tốt, đồng thời đầu cúi xuống sao cho cằm tựa trên ngực.





Tiếp đó, ngửa ra phía sau càng xa càng tốt, đầu ngả xuống thật thấp. Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại thức này.





Lưu ý: Trong một số tài liệu, người tập được khuyên nên hít vào thật sâu khi ngửa ra sau và thở ra khi trở về tư thế thẳng người.

Những người bị bệnh về xương khớp không nên cố gắng quá mức khi thực hiện động tác ngửa về sau. Nếu thấy chóng mặt do thiếu oxy não khi động mạch đốt sống bị chèn ép thì không nên ngả đầu quá thấp về phía sau.

4. Thức thứ tư

Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng về phía trước, bàn chân cách nhau khoảng 20cm; 2 tay xuôi theo thân mình, lòng bàn tay úp trên sàn, cạnh mông; đầu hơi cúi sao cho cằm ngã trên ngực.









Tiếp đó, ngã đầu ra sau càng xa càng tốt, rồi nâng thân mình lên trong khi đầu gối gập lại sao cho 2 cẳng chân từ đầu gối trở xuống thẳng đứng, 2 cánh tay cũng thẳng đứng, còn phần thân từ vai đến đầu gối nằm ngang, song song với sàn nhà. Trở về tư thế ngồi và thư giãn một chút trước khi lặp lại các động tác của thức này.







Lưu ý: Trong một số tài liệu, người tập được khuyên nên hít sâu khi nâng người lên và thở ra khi hạ người xuống.

5. Thức thứ năm

Chống 2 tay xuống sàn, bàn tay cách nhau khoảng 60cm, khom người, duỗi 2 chân về phía sau, bàn chân cũng cách nhau 60cm. Đẩy thân mình, đặc biệt là phần hông lên cao nhất có thể, tạo thành hình chữ V úp ngược, trọng lượng cơ thể dồn lên bàn tay và các ngón chân.

Đầu hơi cúi để cằm tựa lên ngực. Sau đó, cong cột sống, hạ thấp thân mình sao cho cơ thể võng xuống. Đồng thời ngóc đầu lên, để nó ngả ra sau càng xa càng tốt. Tiếp tục đẩy hông lên cao để lặp lại thức này.







Lưu ý: Trong một số tài liệu, thức này được hướng dẫn theo trình tự ngược lại. Đầu tiên, chống tay, cong cột sống để cơ thể võng xuống. Sau đó mới nâng hông lên cao để tạo thành chữ V ngược.

Để đạt hiệu quả, nên tập đều đặn, mỗi ngày 21 lần cho một thức. Khi mới bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất, chỉ nên tập mỗi thức 3 lần trong một ngày. Sau đó, cứ mỗi tuần tiếp theo tăng thêm 2 lần tập cho một thức.

Cứ như vậy cho đến tuần thứ 10, bạn sẽ tập đủ 21 lần mỗi thức trong một ngày. Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ chỉ mất 10 phút mỗi ngày cho cả 5 thức. Khi thư giãn giữa các thức, nên đứng thẳng, tay chống vào hông và thở sâu 1, 2 nhịp.

Sau khi tập, nên lau người bằng khăn ẩm, sau đó lau lại bằng khăn khô. Cũng có thể tắm bằng nước mát hoặc nước ấm. Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh hoặc lau bằng khăn lạnh, vì như vậy bài tập sẽ mất tác dụng.

Bất chấp mọi mơ hồ, hoài nghi và tranh cãi, bất chấp việc chưa từng được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học, 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ vẫn cho thấy một sức thu hút đặc biệt. Cuốn sách của Peter Kelder được chính tác giả tái bản một lần vào năm 1946.

Từ đó cho đến nay, nó đã được một số nhà xuất bản biên soạn lại và tái bản nhiều lần dưới những tên gọi khác nhau. Trong 70 năm qua, hàng triệu bản sách bằng gần 40 ngôn ngữ đã mang 5 thức tập đi khắp thế giới.

Thursday, November 18, 2010

Một ngày không vội vã…

Một ngày không vội vã…



Mỗi năm một lần, tôi về thăm Mẹ và các em hiện đang sống ở Montréal , Canada. Năm nay cũng như thuờng lệ, tôi về thăm nhà 2 tuần cuối tháng 6. Nói sao cho hết niềm vui gặp lại gia đình. Montréal vào mùa hè thật nóng bức, có ngày lên đến hơn 100 độ F, nên cả nhà thường rủ nhau đi ra ngoài chơi cho mát mẻ.

Tôi còn nhớ sáng hôm đó, cả nhà định dẫn mấy đứa cháu ra công viên cho tụi nhỏ hưởng chút khí trời. Tôi thì đã thay quần áo từ lâu, cứ chờ mãi mà mọi người cứ ” xàng qua xàng lại “, gần 9 giờ vẫn chưa xong, nhất là mấy đứa nhóc thì cứ lăng xăng chơi game, không ai chịu thay quần áo.

Thế là tôi bắt đầu nổi quạu “Nhà mình sao làm gì cũng như rùa bò vậy? Có đi hay không thì bảo …?

Cô em tôi nhỏ nhẹ “Thì từ từ, vacation mà lị, chị sống ở Mỹ riết rồi quen thói “stress out” hà …”.

Cậu em trai thì nói “Chị làm gì mà dữ vậy, chị có biết hôm nay là “ngày không vội vã” hôn?

Tôi ngạc nhiên, tưởng tai mình nghe lầm, nên hỏi lại “Ngày gì? Không vội vã là sao?” .

image002Thế là Má tôi bật tivi lên. Trên màn ảnh, đài nào cũng đang nói về cái ngày đặc biệt này. Ồ, thì ra là từ vài năm nay, mỗi năm chính phủ Canada chọn ra một ngày, thường là vào mùa hè, một ngày cuối tuần, và năm nay rơi vào ngày 26 tháng 6, gọi là “một ngày không vội vã “.

Khoảng chừng vài tuần truớc đó, là báo chí, các cơ quan truyền thông đều loan báo và nhắc nhở để mọi người chuẩn bị. “Ngày không vội vã” bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Mọi người được khuyên là:

“Bạn hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách cà phê, và ngồi ngắm khu vườn của bạn, nghe tiếng chim hót líu lo . Hãy đi ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn. Còn nếu không, bạn có thể mời bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng có thể chạy xe đạp một vòng thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ của một công viên gần nhà, vân vân và … vân vân”.

Tóm lại, chính phủ khuyến khích người dân: “Hãy enjoy từng phút giây hạnh phúc, bình an của … một ngày không vội vã. Hãy biết sống và tận hưởng Hạnh phúc ở quanh ta”, như lời của một người phóng viên trên đài tivi đang nói.

Rồi còn có các màn phỏng vấn vài người dân, hỏi xem họ dự định sẽ làm gì trong cái ngày đặc biệt này trong năm, thì đa số câu trả lời đều là “spend time với gia đình, người thân”.

Có một cảnh trên màn hình làm tôi nhớ mãi. Hình ảnh một cụ già tóc bạc phơ, lụm cụm trả lời phỏng vấn với nụ cười móm mém “Tôi luôn mong đợi và yêu nhất cái ngày này trong năm, vì đó là ngày duy nhất mà tất cả con cháu tôi không … bận rộn, chúng nó tề tựu đông đủ để họp mặt với tôi. Cám ơn chính phủ, cám ơn ân nhân nào đã “đặt ra” cái ngày ý nghĩa này …” .

Thế là bỗng dưng tôi đổi ý . Tôi bảo gia đình “Hôm nay là ngày đặc biệt, vậy thôi mình làm chương trình gì special đi nhe …”.

Thế là cả nhà nhao nhao hưởng ứng, người thì bảo “khỏi nấu cơm, đi ăn tiệm cho khỏe”, kẻ thì nói “nhà hàng đông lắm, đi xuống downtown chơi”.

Em trai tôi thì muốn đi xe đạp (ở Montréal có rất nhiều bãi cho mướn xe đạp, bạn chỉ cần “quẹt” cái credit card vô là có thể lấy xe đạp đi ngay).

Mấy cháu nhỏ lại muốn đi tàu BateauMouche. Rồi lại có ý kiến đi câu cá, hay đi xe ngựa một vòng thành phố. Và thế là giơ tay biểu quyết. Cuối cùng thì đa số thắng thiểu số: đi xuống Vieux-port (khu phố cổ) chơi và sẽ đi tàu BateauMouche. Thế là chúng tôi lên đường, thảnh thơi, không vội vã …

Đường xuống phố đông nghẹt, và kẹt xe, thế mà không một xe nào bóp kèn. Thiên hạ ngồi trong xe, an nhiên chờ đợi, còn mở cửa kiếng xuống nhìn nhau cười, và vẫy tay “No hurry! Be happy!”. Tôi thật sự “thấm” được thế nào là ý nghĩa của 3 chữ “không vội vã!”.

Đến chừng xếp hàng mua vé đi tàu, thì lại là một hàng thật dài, trong cái nắng gắt của mùa hè. Vậy mà ai ai cũng cười, cũng nói, cũng bắt tay, với cả những người … không quen biết. Dường như con người ở đây, ngày hôm nay, không ai bị stress cả. Cả một thế giới hoà bình, thanh thản quanh tôi …

Lúc bước xuống tàu, David, thằng cháu nhỏ 5 tuổi hối hả muốn chạy đến dành chỗ, thì bị Christina – cô cháu 4 tuổi, “chỉnh” ngay: “David! Bữa nay là “No hurry day” mà, sao David cứ hurry hoài vậy? “, làm cả nhà cùng cười. Tôi cũng bật cười theo vì sự nhận thức dễ thương của cô bé này.

Trưa đến, đói bụng, chúng tôi ghé vô một nhà hàng Tàu. Lại đông nghẹt khách, nhưng ai ai cũng vui vẻ xếp hàng đợi đến lượt mình. Đang đứng chờ thì người bên cạnh tôi, một phụ nữ Quebécois bắt chuyện hỏi tôi đã làm gì ngày hôm nay. Tôi kể lại một ngày vui chơi với gia đình cùng các cháu. Bà cười, chỉ hai người con “Chồng tôi mất lâu rồi, năm nào vào ngày này, tôi cũng để tụi nó quyết định muốn đi đâu, làm gì… Cuộc sống mà, có gì mà phải vội vã …”. Rồi bà tiếp “Như trưa nay nè, bỗng dưng con gái tôi thèm ăn món lẩu Tàu, thế là chúng tôi vô đây, xếp hàng, nghe nói nhà hàng này món nào cũng ngon lắm…”. Tôi gật đầu đồng ý và cảm thấy vui vui trong lòng….

Ăn no xong, thì đến chiều. Không ai muốn về nhà, thế là kéo nhau ra park chơi. Nhìn quanh, thiên hạ đông như kiến, tự dưng tôi thấy lòng mình vui chi lạ. Trải tấm chiếu trên bãi cỏ, tôi nằm xoải người, vươn vai một cái thật đã. Dường như hơn 10 năm sống trên đất Mỹ, tôi chưa hề có được cái “đã” nào như thế này. Cứ để mặc tụi nhỏ tha hồ chơi xích đu, cầu tuột, chạy chơi, la hét … tôi nằm đeo cặp mắt kính mát, tận hưởng từng làn gió thoảng qua một cách khoái chí, do … nothing , lim dim … ngẫm nghĩ sự đời. Kể cũng lạ, nhờ có cái ngày này, mà tôi mới nhận ra là hình như trong đời, tôi chưa hề bao giờ có được một ngày không … vội vã …

image004… Sinh ra và lớn lên ở Saigòn, trong một gia đình nghèo, nên tôi biết rất rõ là chỉ có ráng học thì mới có thể giúp tôi thoát khỏi cái kiếp nghèo muôn thuở đó. Ngay từ nhỏ tôi đã rất hiếu học. Từ lớp tiểu học, đến phổ thông, rồi đại học, cả đời tôi chỉ biết có sách vở, và suốt ngày chỉ cắm đầu cắm cổ mà học. Tuổi thơ tôi chưa hề có một ngày không vội vã. Hôm nào cô giáo bệnh, được nghỉ và về sớm, trong khi các bạn bè cùng trang lứa lăng xăng tìm chỗ đi chơi, hay la cà các hàng quán, thì tôi lại vui mừng vì … có thêm giờ để học bài. Tôi hối hả đạp xe về nhà, rửa mặt vội vàng và ngồi vào ngay bàn học. Bài thi nào cũng vậy, được 9 điểm là tôi buồn, vì phải điểm 10 cơ thì tôi mới chịu. Mọi người luôn bảo là tôi thích sự tuyệt đối, và như vậy thì đời tôi sẽ khổ…

Vào đại học, 5 năm, tôi lại chưa hề có được một ngày không vội vã. Lúc nào tôi cũng bận rộn, với bài vở và với những cuộc thi. Tôi luôn tham lam, mong muốn mình phải đạt điểm 10 trong mọi bài thi. Tôi sẵn sàng thức khuya, dậy sớm, miễn sao đạt được điểm tối đa là tôi vui. Có lần nhỏ bạn thân bảo tôi một câu chí lý “Học mà không chơi giết mòn tuổi trẻ, Chơi mà không học giết cả tuơng lai …”. Tôi nói ngay “thì bởi vậy, tao học nè, chỉ có cái học mới giúp mình thoát ra khỏi nghèo khó”, nhỏ bạn cười “Tao thì chọn … cả hai, vừa học vừa chơi, miễn sao không thi lại là “đủ xài” rồi, rồi mai này mày sẽ hối tiếc khi tuổi trẻ trôi qua uổng phí …”. Tôi chỉ cười, nhưng bây giờ mới nhận ra là nó có lý …

Ra trường ở Canada, đi làm, tôi lại lao vào công việc, làm thật nhiều, để mong kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất. Tôi tình nguyện là 7 ngày 1 tuần, mỗi ngày 13 tiếng. Ròng rã 3 năm thì tôi đuối sức, nên đành giảm bớt chỉ làm 5 ngày. Mười năm trời, tôi dành dụm đựơc một số tiền, và nỗi ao ước, làm giàu thật nhanh, đẩy tôi vào thị trường chứng khoán. Tôi say mê chơi stock, nên ngày nào tôi cũng luôn bận rộn với Wallstreet, với giá cả và những con số lên xuống của từng công ty. Trúng stock, chỉ qua một đêm, tôi bỗng nhiên thành triệu phú. Ấy thế mà tôi vẫn chưa có được một ngày không bận rộn. Ngay hôm đó, đầu tôi lại tính toán cách đầu tư nào để nhân đôi, nhân ba số tiền tôi đang có. Thế là lại mạo hiểm, lại chơi những ván bài to hơn. Ông bà ta đã có câu “Có gan làm giàu kia mà”. Tôi đã có gan, và tôi đã giàu, thì bây giờ nếu muốn giàu hơn, tôi cần phải có gan hơn …

Thị trường chúng khoán sụp đổ, tôi trở tay không kịp, thế là mất trắng. Tôi không nản “không sao, còn sức khoẻ, còn quyết tâm, ta có thể làm lại từ đầu, thì sẽ có tất cả”. “Có chí thì nên”, nên tôi quyết định qua Mỹ, vì Hoa kỳ là đất nước của cơ hội. Tôi lại lao vào công việc, cần cù, ký cóp … để dành tiền.

Vào những năm sau 2000, ngành dược và computer đang lên cơn sốt thiếu người. Thế là thiên hạ ùn ùn đổ sang Mỹ, vì làm việc nhiều tiền hơn. Tôi lại đi làm full time, 5 ngày một tuần, và luôn sẵn sàng làm overtime bất cứ khi nào công ty cần. Tôi đi làm từ sáng đến tối, ăn thì “cơm chỉ”, food to go, không xài gì cả, cắc ca cắt củm để dành từng đồng xu, hy vọng sẽ có cơ hội đổi đời … Và rồi thì cơ hội đến thật, khi cơn sốt bất động sản bùng nổ. Giá nhà cửa tăng vùn vụt, từng ngày. Hễ ai chậm tay là … sorry, ráng mà chịu khó ngồi nhìn “căn nhà mơ ước” vuột khỏi tầm tay, bạn nhé. Và tôi lại bị cuốn xoáy vào cơn lốc này, như hàng triệu người ở xứ Mỹ .

Mỗi tuần chỉ có được hai ngày nghĩ làm, tôi rời nhà từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, lái xe khắp mọi ngõ ngách, để tìm xem có căn nhà nào “For sale by owner” không, hay có căn nào trông lụp xụp mà mình có thể tân trang chút đỉnh lại rồi “flip”, kiếm vài chục ngàn bỏ túi. Có những bữa tôi không có cả thời giờ để ăn cơm, mua vội vàng chút food to go bỏ bụng. “Thảy” 1 căn nhà, wow, ngon ăn quá, tôi làm căn thứ nhì, rồi thứ ba. Lòng tham con người là không đáy kia mà. Thì đùng một cái, cái “bong bóng” nhà đất nổ tung. Bao nhiêu kẻ mất nhà, tay trắng, và có tôi trong số đó. Từ một triệu phú (lần thứ hai), tôi trở thành người mang nợ ngập đầu. Và thế là tôi phải đi làm bù đầu bù cổ để ráng cầm cự mấy căn nhà. Đến chừng thật sự đuối, thì tôi đành phải buông – trong cay đắng, vì không còn sự lựa chọn nào khác. Tôi shortsale mấy căn nhà, trước khi để nhà bank kéo. Rồi giờ thì tôi phải tiếp tục đi cày, cả đời, để mà trả nợ. Một bài học … suốt đời không thể nào quên. Cho đáng kiếp mày, một kẻ tham lam …

Hôm nay nằm dài trên bải cỏ, hít thở bầu không khí trong lành của một ngày nắng ấm, chẳng có việc gì phải làm, thế mà tôi thấy lòng mình, tâm mình sao mà thảnh thơi chi lạ. Giờ phút này, tôi không giàu, nhưng sao tôi lại có được sự bình an, điều mà đã hai lần là triệu phú, tôi hoàn toàn chưa bao giờ có được. Thật sự tôi phải cám ơn chính phủ Canada, hay cám ơn người ân nhân “trí tuệ” nào đó, đã nghĩ ra cái ngày đặc biệt này trong năm, để giúp người dân biết trân quý sự thanh thản mà cuộc sống ban cho chúng ta …

Bỗng dưng tôi chợt nhớ mới cách đây vài tuần, tôi tình cờ gặp lại cô bạn củ hồi trung học, khi vô tiệm food to go ở Cali mua đồ ăn. Hai đứa chỉ kịp chào hỏi vài câu, thì cô bạn vội vã về đón con, còn tôi thì lật đật đi ra xe sợ trễ giờ làm. Cô bạn than “Sao cuộc sống tụi mình lúc nào cũng tất bật quá há, chỉ khi nào hết thở thì mới hết … bận rộn … “.

Tôi chỉ cười “Xứ Mỹ mà lị …”.

Cô bạn tự dưng hỏi xin địa chỉ email của tôi, rồi bảo rằng “sẽ email gửi cho bồ một bài ý nghĩa lắm”, rồi cô cười nói thêm “nhưng đọc thì hay, mà làm có được hay không lại là chuyện khác …”.

Tối đó check mail, tôi nhận được ngay, với vài dòng nhắn nhủ “Bồ ráng cố gắng thực hành theo lời khuyên trong bài này nhé, còn mình thì … đời vẫn lăng xăng …”.

Tôi bật cười, và click vô đọc bài viết ngắn của cô bạn:

BẬN RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh phúc

BẬN RỘN làm cho sự hành xả của ta vụng dại

BẬN RỘN làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn

BẬN RỘN làn cho sự sống của ta ngắn lại

BẬN RỘN khiến ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu

BẬN RỘN khiến ta đi trên đường như ma rượt ….

Đời sống bận rộn là đời sống … bất hạnh nhất trên đời … !

Thế đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn tìm đủ mọi lý do để mà … BẬN RỘN.

Và rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo được cái ” BẬN RỘN ” về bên kia thế giới ?

Hãy biết dừng lại

Hãy biết ngơi nghĩ

Hãy tập thanh thản

và buông xả, thảnh thơi …

thì khi cái ngày ấy đến , chúng ta mới có thể ra đi với cái tâm …. KHÔNG … BẬN RỘN …. !!!

Đúng vậy, dường như chúng ta, ai ai cũng luôn tự tìm cho mình một “lý do” để mà bận rộn, mà chưa hề bao giờ biết cách “nếm” được hương vị cuộc sống của mỗi ngày. Tôi chợt nhớ đến cô Kim Anh, cô cũng đã bảo tôi câu này khi bác sĩ cho biết là cô chỉ còn vài tháng để sống, và cô đã nói với tôi “Mỗi người đều có số phần, cô cũng mừng là cô còn “vài tháng”, thì ít nhất cô cũng sẽ có được vài tháng sống trong bình an, không vội vã…”.

Chiều xuống, trời bắt đầu ngã tối. Thiên hạ lần lượt rời công viên. Cả nhà tôi cũng lục đục thu xếp đồ lại.

Bé Tina có vẻ nuối tiếc, bé hỏi bà chị tôi “Mommy, ngày mai có còn là “No hurry day” hôn?”.

Chị tôi cười “Hết rồi con, mỗi năm ở Canada có một ngày hà …”.

Na phụng phịu “Na muốn every day đều là “No hurry day” cơ… “.

Chị tôi nói ngay “Dễ thôi con, nếu mỗi ngày mà con biết enjoy, thư thả, con đừng làm việc gì gấp gáp hết, thì mỗi ngày sẽ là “No hurry day” rồi …”.

Tôi đứng đó, nuốt từng lời bà chị nói, và cảm thấy “ganh tỵ” với đứa cháu của mình, vì chỉ mới 4 tuổi, mà cháu đã được học một bài học quý giá nhất trên đời, còn tôi, gần nữa đời người mới được học bài học đó …

Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật lớn bài hát mà tôi rất thích:

… ” Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an … ”

Đúng thật, cả một đời tôi luôn sống quá vội vàng, thì làm sao có thể ra đi bình an? Một lần nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt này, đã giúp tôi có một cái nhìn mới, khác hơn về cuộc sống …

Tự dưng tôi nhớ đến hai cô bạn thân. Cô bạn đạo Chúa thì chủ nhật nào cũng đi nhà thờ, hễ rảnh là đọc cuốn Thánh kinh nhỏ lúc nào cũng kè kè trong bóp. Cô hay nói với tôi “Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ngài, thì lúc ra đi, mình sẽ được lên Thiên đàng với Chúa …”.

Nhỏ bạn đạo Phật thì hễ rảnh là đến Chùa, niệm Phật, nó nói tôi “Ở lành, giữ ngũ giới, làm từ thiện, thì chắc chắn sẽ được về với Phật …”. Còn giờ phút này, tôi hiểu ra một điều “Nếu như chúng ta biết tự làm cho mỗi ngày của mình thành “MỘT NGÀY KHÔNG VỘI VÔ, thì chúng ta sẽ có được 365 ngày một năm đang sống ở Thiên đàng, hay Niết bàn … rồi đó …”

Chúc mỗi người trong cuộc đời, luôn có được những ngày … không vội vã …
.